¯¶¯hë¶Friëñd
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

¯¶¯hë¶Friëñd

»-x-(¯¤((¯`º»¯¶¯uổi ¯¶¯rẻ)«º´¯))¤¯)-x-»
 
Trang ChínhActionLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 'Thám tử' học trò

Go down 
Tác giảThông điệp
TinaLover
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 181
Join date : 01/10/2008

'Thám tử' học trò Empty
Bài gửiTiêu đề: 'Thám tử' học trò   'Thám tử' học trò I_icon_minitimeFri Nov 28, 2008 11:31 am

Trong vòng một tuần phải theo dõi, ghi hình, cung cấp địa điểm thường lui tới của “cậu ấm” X.B (lớp 12 trường H.). Đặc biệt, một chiếc điện thoại di động và máy chụp hình mới toanh đang chờ “thám tử” nào có thể giúp B “cải tà qui chánh”.


'Thám tử' học trò T152608
Teen thích làm thám tử.

“Sao muốn làm việc này? Không sợ nguy hiểm hả?”. “Cần tiền đóng học phí nên chẳng sợ gì cả!”… Trước thái độ xấc xược của tôi và B.A (lớp 12 trung tâm GDTX Q.Cool, anh L - nhân viên trung tâm Thám tử Tr. (Q. Tân Phú) gật gù tỏ vẻ “kết mô đen”. Rồi không để chúng tôi đợi lâu, anh rút ra một danh sách, chỉ vào tên T.T (lớp 10 trung tâm GDTX Q.Cool bảo: “Thử việc trước nha. Trong vòng bảy ngày, tụi em tìm cách tiếp cận, cung cấp thông tin về nhân vật này cho anh”…

“Bí kíp” vào nghề

Gần đây, thấy A. bỗng nhiên trang bị tận răng những thiết bị kĩ thuật số hiện đại: máy nghe nhạc với chức năng quay phim và chụp hình, điện thoại có thể lướt web, máy ghi âm … tôi không khỏi ngạc nhiên. Dò hỏi mãi A mới tiết lộ: bữa trước A đang đứng trước cổng trường thì có một người đến bắt chuyện rồi tự xưng là cậu của một học sinh cùng lớp với A, người này cho biết dạo gần đây thấy cháu mình có nhiều biểu hiện kì lạ nên lo lắng bạn ấy đang đi vào con đường nghiện ngập. Kể xong, chú nhờ A theo dõi, chụp hình những hoạt động của cháu mình. Bù lại, A sẽ được trả công bằng khoản tiền xứng đáng. Thấy việc không mấy khó khăn, A nhận lời. Sau khi A hoàn thành nhiệm vụ, người đàn ông lần trước mới thú nhận mình là thám tử của trung tâm Thám tử S.(Q.1), do gặp khó khăn khi “đột nhập” vào trường, tiếp cận học sinh nên cần những người như A để chia sẻ công việc. Và chú ấy cũng đề nghị A tiếp tục làm “thám tử” chuyên theo dõi đối tượng tuổi teen. Tiền công cho mỗi lần tác nghiệp từ 300K đến 1triệu đồng; đặc biệt, khi chính thức kí hợp đồng, A còn được trang bị những đồ nghề cần thiết. Nghe có vẻ hấp dẫn, A đồng ý liền. Tuy nhiên, vì đây là công việc “thời vụ”, nên để có sô đều đặn, A thường lên mạng tìm kiếm địa chỉ các dịch vụ thám tử khác, và trung tâm Tr. là một trong số đó.

Để chứng tỏ mình có thừa kinh nghiệm, A dặn tôi khi phỏng vấn xin việc phải làm “mặt ngầu” hoặc tỏ ra “ngang phè” thì người ta mới ấn tượng. Quả đúng như thế, nhờ làm theo lời “chỉ giáo” của A nên ngay lần đầu “thử lửa” tôi đã thành công. Khi tôi tò mò không hiểu tại sao anh L từ chối trả lời lí do theo dõi T.T, A giải thích: “họ muốn mình bám theo ai thì mình … tò tò theo người ấy thôi, không được thắc mắc. Đó là nguyên tắc nghề nghiệp”. Nhận việc, tôi và A lên kế hoạch dàn cảnh tiếp cận “đối tượng” .Chúng tôi nhờ vài đứa bạn giả bộ chặn đường T , kiếm chuyện đánh nhau. Trong lúc T đang bối rối vì đơn độc, tôi và A xuất hiện cứu nguy kịp thời. Thế là bọn tôi có điều kiện qua lại với T như những “chiến hữu”…

Theo qui định của hiến pháp, mọi công dân đều có quyền được bảo vệ. Do đó, khi phát hiện và có đủ chứng cứ chứng minh mình đang bị theo dõi, ghi hình lén … người bị xâm phạm có thể báo công an. Khi đó, người thực hiện hành vi theo dõi người khác sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, dù có là thám tử hay không”.

Thu nhập hấp dẫn

Thành công trong “phi vụ” của T, tôi và A được anh L hẹn gặp tại một quán cà phê để kí hợp đồng làm “thám tử”. Tới nơi mới biết ngoài bọn tôi, còn có thêm ba gương mặt “bụi bặm” khác cũng là “thám tử” mới của trung tâm. Trò chuyện một hồi, tôi được N.P (lớp 11 trường N – Q.4) – “nữ thám tử” duy nhất trong nhóm- tiết lộ thời hạn của mỗi đợt “trinh thám” thường kéo dài từ 5 - 7 ngày, hoàn thành nhiệm vụ thì lãnh trọn tiền, còn thất bại thì thôi, không có đồng nào. P cũng cho biết thêm, có lần gặp “phi vụ” khó, ngoài tiền công được trả gấp đôi, cô nàng còn được tặng một chiếc điện thoại di động để khích lệ tinh thần.

Cuộc nói chuyện của tôi và P buộc phải gián đoạn khi anh L ra hiệu chuẩn bị kí hợp đồng. Năm đứa (gồm tôi, A và 3 người bạn mới) lần lượt giao nộp thẻ học sinh và nhận một bản hợp đồng có nội dung: “Hôm nay, ngày … tôi có nhận của anh L một ipod, máy chụp hình và điện thoại mã số … còn sử dụng tốt. Trong một tháng, nếu gây ra hỏng hóc, tôi phải chịu trách nhiệm bồi thường”. Thấy tôi ngạc nhiên vì bản hợp đồng không nói gì đến nhiệm vụ, quyền lợi của hai bên mà giống tờ giấy cam kết mượn đồ, anh L cười xoà: “chuyện hợp đồng chỉ là hình thức để anh dễ nói chuyện với cấp trên, quan trọng là anh em mình tin nhau”. Sau đó, anh còn trấn an nếu bọn tôi làm việc ngon lành thì thu nhập cũng không thua gì các thám tử chuyện nghiệp của trung tâm.

Xong thủ tục, L giao ngay nhiệm vụ mới cho bọn tôi: trong vòng một tuần phải theo dõi, ghi hình, cung cấp địa điểm thường lui tới của “cậu ấm” X.B (lớp 12 trường H.). Đặc biệt, một chiếc điện thoại di động và máy chụp hình mới toanh đang chờ “thám tử” nào có thể giúp B “cải tà qui chánh” ...

Nỗi niềm “thám tử học trò”

Khoản tiền công và lời hứa tặng thưởng hấp dẫn khiến bọn tôi phấn chấn hẳn. Tuy nhiên, bắt tay vào làm mới thấy công việc không “dễ xơi” chút nào. Dù còn đi học, nhưng B lại là “đại ca” thứ thiệt ở chốn ăn chơi. Thế nên, khi sắp đến thời hạn qui định, bọn tôi vẫn chưa tiếp cận được mục tiêu. Tôi bắt đầu nhen nhóm ý định thoái lui.Tôi chợt nghĩ: nếu tôi gom “đồ nghề” bán lấy tiền xài, sau đó sẽ lánh mặt anh L.thì sao? Nghe vậy, K (lớp 12 trường Thanh Đa – Q. Bình Thạnh), một thành viên trong nhóm, quát lớn: “Muốn chết thì thử đi. Chỉ một ngày thôi, cậu sẽ biết thế nào là lễ độ!”. Nói xong, K kéo tay áo lên, chỉ cho tôi xem những vết sẹo – hậu quả của lần bị trừng phạt vì tội dám qua mặt “đàn anh”. Tôi bắt đầu thấy… ngán công việc nguy hiểm, khó khăn và đầy rủi ro của mình.

Cũng may là sau bao trầy trật, cuối cùng bọn tôi cũng cung cấp được cho anh L những thông tin liên quan đến B. Kết thúc “phi vụ”, ngồi lại với nhau trong quán nước, K tâm sự: có lần, đang bám theo mục tiêu,K bất ngờ bị mất dấu. Đang loay hoay tìm thì hắn … xuất hiện từ phía sau: “Lén lén lút lút chi khổ vậy? Nói anh một tiếng, anh đứng lại tạo dáng cho chụp hình thoải mái”. Nói xong, hắn giật phắt chiếc điện thoại có camera của K ném xuống đất rồi “dần” cho “thám tử” một trận. Đem chuyện kể lại với người đã thuê mình, K chẳng những không được cảm thông mà còn bị anh này nghi ngờ cố ý dựng chuyện để xin thêm tiền bồi dưỡng. Từ đó, anh không liên lạc “làm ăn” với K nữa. Còn A, tuy “kinh nghiệm đầy mình” nhưng không ít lần cũng bị “đối tượng” rượt chạy thục mạng …

Ngoài tai nạn nghề nghiệp khiến “tiền mất tật mang”, hầu hết các “thám tử” học trò đều không tránh khỏi tình trạng học hành sa sút do phải dành phần lớn thời gian để rình mò và tiếp cận mục tiêu...
Về Đầu Trang Go down
 
'Thám tử' học trò
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chinh Do online tham gia nhe
» Có bầu 5 tháng vẫn tham gia tiệc lắc
» Chương Tử Di đằm thắm bên Lê Minh
» Giầy In ảnh cao cấp không thấm nước
» Giấy in ảnh không thấm nước

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
¯¶¯hë¶Friëñd :: Cộng Đồng TEEN TheFriend :: TEEN talk-
Chuyển đến